Bỏ phố về quê "sống chậm" có nên đối với người trẻ hay không?
Nếu muốn bỏ phố về quê sống chậm bạn phải có những thứ sau đây
1. Phải có nhà ở thành phố cho thuê hoặc có nguồn thu nhập ổn định
2. Phải có tài chính đủ mạnh để mua trang trại, đất trồng cây
3. Phải có kiến thức cũng như kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi
4. Con cái bạn học ở đâu
5. Điện đường trường trạm như thế nào
Đọc một số bài viết về quê sống chậm, hối hận ở phố khi bạn bè về quê đều đã thành đạt… tôi như thấy chính mình trong đó. Tôi ngoài 30, làm content freelancer, có nguồn thu nhập ổn định mà không cần phải đến công sở mỗi ngày và hơn hết là còn độc thân.
Bỏ phố về quê sống chậm " đừng mơ"
Kể những điều này để thấy rằng tôi hội tụ đủ những yếu tố cần thiết cho một người có ý định bỏ phố về quê: công việc có thể làm từ xa miễn là có internet để trao đổi với khách hàng và lướt mạng nắm bắt xu hướng mạng xã hội. Chưa có gia đình nên muốn đi đâu, làm gì thì chỉ một người, một vé xe, một balo quần áo và vật dụng cá nhân.
Cách đây hai năm, tôi từng chán nản, stress vì công việc lặp đi lặp lại và hơn hết là cảm giác cô đơn giữa thành phố. Đôi lúc giữa thành phố đông đúc, người xe qua lại nhộn nhịp nhưng để tìm được người bạn thân thiết đi ăn, uống vài chai bia rất khó. Tôi nảy ra ý định muốn về quê sống với cha mẹ già. Ở quê tôi có nhiều họ hàng và anh chị ruột, họ đều là người tốt và hiểu chuyện. Tôi tin mọi người nhanh chóng quen dần.
Tôi hay đi du lịch nhưng chưa từng ở một nơi nào quá một tuần liền. Lúc đó đang nổi dần trao lưu “bỏ lên Đà Lạt sống”. Ngay trong một đêm cuối tuần, tôi mua vé xe lên Đà Lạt. Tôi đã đi Đà Lạt rất nhiều lần, hầu như kể từ thời sinh viên thì năm nào tôi cũng ít nhất một lần đến thăm nơi này.
Những ngày đầu tiên, tôi ở khách sạn gần trung tâm. Đà Lạt cuối tuần đông đúc và rất vui do có nhiều khách du lịch. Sau đó tôi quyết định thuê một phòng riêng trong homestay ở ngoại ô thành phố. Đà Lạt bé thế thôi, nhộn nhịp là khu trục Hoà Bình – con đường vòng quanh Hồ Xuân Hương và quảng trường Lâm Viên. Còn cách xa khu này vài cây số thì không khí chẳng khác gì ở quê cả.
Tôi xem đây là một thử nghiệm trước khi quyết định chính thức là có nên về quê sống hay không. Thú thật, ở đến ngày thứ mười là tôi đã cảm thấy chán và ý định về quê ở hay lên Đà Lạt sống trong tôi không còn nữa.
Đà Lạt chỉ nhộn nhịp những ngày cuối tuần. Còn những ngày trong tuần thì vắng vẻ. Nghe như rất thích hợp để sống chậm nhưng thực sự không khí ở ngoại ô buồn thật các bạn ạ. Thời tiết lại lạnh và hay có mưa, buồn lại càng buồn thêm. Homestay những ngày trong tuần, ngoài tôi và anh chị chủ chỉ có hai chú chó giữ nhà, mà chúng chẳng buồn sủa cho không khí bớt vắng lặng.
Những buổi sáng sương phủ trắng, chỉ muốn nằm mãi trong chăn ấm chứ chẳng màng thức dậy. Đến ngày thứ mười sáu, tôi trả phòng và bắt xe về lại Sài Gòn vì tôi biết câu trả lời cho bản thân. Quê tôi cũng vùng núi, không khí cũng tựa Đà Lạt, tôi biết rằng mình mà về đó sống chậm thì chỉ có nước ăn bám bố mẹ chứ sao mà làm nông nổi.
Dạo này lướt Facebook, tôi hay bắt gặp vài hình ảnh Đà Lạt với trích dẫn: “Lên Đà Lạt sống, lên Đà Lạt lập nghiệp…”. Tôi nghĩ đó là họ làm cho vui thôi. Bởi tôi có công việc freelancer, có thu nhập mà còn không chịu được thì các bạn trẻ lên đó tìm việc sẽ từ sống chậm chuyển sang sống stress luôn. Vì theo tôi biết trên đó kén ngành nghề, lương lại không cao bằng Sài Gòn.
Quay lại vấn đề chính, tôi có lời khuyên cho những bạn có ý định về quê sống chậm đó là hãy tìm một thành phố du lịch nào đó như Đà Lạt, Hội An, Đà Nẵng… rồi chọn một vùng rìa ngoại ô để sống thử một tuần, nửa tháng xem mình có thích nghi được không. Sở dĩ thành phố du lịch là vì xung quanh đó phòng, ốc cũng nhiều để cho thuê, và quan trọng là người dân quen làm du lịch, quen với khách lạ nên họ không để ý mình.
Ngoài môi trường sống, sống chậm hay sống nhanh còn do bản thân mỗi người tác động nữa. Và quan trọng là dù ở đâu thì phải có công việc ổn định, có tiền đều đều. Mà người thích sống chậm lại hay sợ bị người khác săm soi trong khi họ lại hay so sánh với người khác và hơn hết là rất hay đổi ý. Nên dù đã dọn về quê sống thì lâu ngày họ lại nói ước gì còn sống ở phố để không ai phải phiền ai. Người ta gọi đó là “đứng núi này, trông núi nọ”.
Một giải pháp cho người thích sống chậm là kiếm thật nhiều tiền rồi hãy về quê. Lúc đó có tiền rồi thì ung dung sống, sáng pha trà, trưa nấu cơm. Còn người chưa có tiền nhiều thì nửa năm hay vài tháng gì đó bỏ đi du lịch bụi Hội An, Đà Lạt như tôi để lấy lại năng lượng mà về phố cày cuốc tiếp.
Nếu muốn về quê sống chậm phải có nhà để cho thuê hoặc cho thue van phong da nang để duy trì nguồn thu nhập ổn định
Sản phẩm tương tự
-
Bỏ phố về rừng nên trãi nghiệm trước khi quyết định
Sau đợt dịch covid 19 công việc bị gián đoạn, thì việc bỏ phố về rừng được mạnh mẽ hơn, kết hợp với việc những người bỏ...
-
Đam mê hay kiếm tiền từ việc bỏ phố về rừng
Đam mê hay kiếm tiền từ việc bỏ phố về rừng, Nếu coi việc về rừng kiếm tiền của người từ bỏ công việc ở thành phố thì...
-
Trong kinh doanh: Trí tuệ của Cáo, phương hướng của Sói và sức mạnh của Chim Ưng
Trong kinh doanh Trí tuệ của Cáo, phương hướng của Sói và sức mạnh của Chim Ưng. Cáo, sói, ưng, mỗi một loài đều có...
-
6 Triết lý kinh doanh "Bất bại" của người Hoa ngàn năm vẫn còn nguyên giá trị
6 Triết lý kinh doanh "Bất bại" của người Hoa ngàn năm vẫn còn nguyên giá trị
-
Tại sao trẻ Tây học dốt hơn trẻ Việt nhưng ra trường lại giỏi hơn?
Tại sao trẻ Tây học dốt hơn trẻ Việt nhưng ra trường lại giỏi hơn? Người Việt mình ra nước ngoài thường kháo nhau, đi...
-
Cho thuê văn phòng làm việc tại Buôn Ma Thuột (BMT) 0945 255 522
Chúng tôi là đơn vị cho thuê văn phòng tại Buôn Ma Thuộc (BMT) chuyên nghiệp, có nhiều chuyên viên tư vấn cho thuê văn...
-
Văn phòng 15m2 với đầy đủ các yếu tố tiện nghi
Với văn phòng từ 10-15m2 Việc thiết kế văn phòng tầm15m2 rất khó lòng làm hài hòa về tính tổng thể vì diện tích eo hẹp....
-
Cách trang trí văn phòng làm việc nhỏ hiệu quả nhất
Những văn phòng làm việc nhỏ, diện tích khoảng 5,7,10m2 là phổ biến trong những thành phố lớn. Nguyên nhân do đất đai,...